Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

Lão nông ung thư chế máy tự động 'hít hà' khó tin

Ông Nguyễn Đức Mạnh, một nông dân ở xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa vừa sáng chế thành công chiếc máy xúc và hốt rơm đa năng đầu tiên trong cả nước. Khi cánh đồng xã Suối Hiệp đã vãng người sau vụ lúa thu đông, ông và vợ còn cặm cụi cùng chiếc máy gom rơm về. Ai thấy chiếc máy kì lạ cũng dừng xe hỏi chuyện, thích thú, và càng ngạc nhiên hơn khi chủ nhân chế tạo nó để… “lướt qua” căn bệnh ung thư giai đoạn cuối.
Ung thư chưa phải là chấm hết
Qua mùa gặt, cánh đồng như một mái đầu mới cạo, rơm rạ đã được dọn sạch nhờ chiếc máy xúc rơm của ông Mạnh. Những mùa trước, nhiều gia đình gặt lúa xong chẳng buồn bỏ công dọn rơm rạ, hoặc đốt rơm đi để khói tỏa mù trời.
Lão nông, ung thư, tự chế, Nguyễn Mạnh Đức, Khánh Hòa, Lão-nông, ung-thư, tự-chế, Nguyễn-Mạnh-Đức, Khánh-Hòa,
Ông Nguyễn Đức Mạnh trên chiếc máy xúc rơm đa năng.
Trở về sau chuyến đi thành phố Hồ Chí Minh khám bệnh, ông Mạnh không chỉ mang kết quả khám về mà còn tranh thủ mua 2 động cơ 22 ngựa và 2 hộp số mới để chế máy. Ngồi giữa những linh kiện mới coóng, ông Mạnh nói: “Có người ở thị xã Ninh Hòa, có người ở tận Tây Ninh, Vũng Tàu đặt tui làm. Ban đầu họ nói mua máy của tui, tui nói đây là kỉ niệm, tui không bán, để tui làm cái máy khác bài bản hơn bán cho”.
Ông say sưa giảng giải về máy móc mà bỏ lửng chuyện kết quả khám bệnh thế nào. Chỉ khi tôi hỏi: Duyên cớ nào đưa ông thành “nhà sáng chế chân đất”?, ông mới cởi cái áo đẫm mồ hôi “khoe” vết mổ cách đây một năm. “Hai năm trước đó tui thi thoảng có bị đau đầu, nhưng mình cứ lao động hoài đâu có lo bịnh. Tháng 7 năm ngoái đi khám mới biết ung thư giai đoạn cuối”.
Những ngày khó khăn bắt đầu, căn bệnh ác tính đến cùng bao nhiêu bề bộn, ông phải bán máy móc, thế sổ đỏ, mượn thêm anh chị em để có tiền chữa bệnh. Sau ca mổ, ông nghe mình suy kiệt, người còn 38kg với da bọc xương. Mỗi lần nhìn vào gương là một lần ông đối diện với gương mặt hốc hác, đôi mắt thụp sâu tuyệt vọng.
Khi cơn nguy kịch qua đi, ngôi nhà trống trải bởi tài sản đã bán hết, ông chẳng nghĩ được gì ngoài cái chết đang ập tới. Thời gian làm nguôi ngoai, ông trấn tĩnh lại, những đợt hóa trị đều đặn hàng tháng là hi vọng níu ông lại đời thường.
Ông Mạnh kể lại những bi kịch ấy bằng giọng cà tửng của một người vốn vui tính. Để lấy lại niềm lạc quan ấy, ông đã xem trên báo, đài những người cùng hoàn cảnh vẫn chiến thắng bệnh tật và đóng góp cho xã hội. Để rồi ông đúc kết: “Bị ung thư chưa phải là chấm hết. Và còn sống là còn lao động. Mình phải kiếm cái gì làm chớ, không lẽ cứ ngồi không như vầy hoài?”.
Đam mê sáng chế giúp “khỏe người ra”
Khánh kiệt vì bệnh tật, điều đầu tiên ông nghĩ là “làm cái gì đó đơn giản, cơm áo gạo tiền mà”. Trước đây, vợ chồng ông từng có thu nhập khá nhờ nấm rơm, rơm rạ lại ngổn ngang trên đồng sau mùa gặt do bà con không thu dọn. Ông bàn với vợ “kế” này nhưng lại nhanh tiu nghỉu vì “người ta khỏe mạnh còn không gom rơm nổi, mình đau yếu biết tính sao giờ?”. Nhưng ông Mạnh nghĩ: “Một cái máy có thể làm được việc này”. Tháng 1.2015, chiếc máy xúc rơm bắt đầu được ông ấp ủ.
Chỉ vào những vết hàn trên chiếc máy, ông Mạnh cười hì hì: “Hồi đó không có tiền, tui vô tiệm phế liệu mua sắt vụn về hàn cho tiết kiệm, ống thủy lực tui cũng mua cũ, rồi cái máy 8 ngựa này mua có 300 nghìn thôi”. Sau khâu gom rơm, ông Mạnh làm thêm hệ thống cầu cẩu để xúc lên xe, chỉ cần 2 người để sử dụng chiếc máy này.
Theo ông Mạnh, năng suất của máy bằng khoảng 30 công lao động nếu làm việc 8 giờ mỗi ngày. “Cứ đưa máy ra đồng là có người đi đường dừng xe lại thích thú quan sát rồi mắt chữ A, mồm chữ O, kêu “Woah” nên tôi đặt nó là “Woah” luôn”, ông Mạnh hóm hỉnh về cái tên ngộ nghĩnh ông đặt cho “đứa con” của mình.
Lão nông, ung thư, tự chế, Nguyễn Mạnh Đức, Khánh Hòa, Lão-nông, ung-thư, tự-chế, Nguyễn-Mạnh-Đức, Khánh-Hòa,
Chiếc máy xúc rơm đa năng của ông Mạnh.

Tiếng lành đồn xa, cách đây 3 tháng, chủ một xưởng phế liệu đến nhà nhờ ông giúp làm máy ép phế liệu. “Giả dụ một 1 xe phế liệu vận chuyển vào Sài Gòn mất 7 triệu đồng, chưa ép thì phải chở 4 chuyến, tui làm cái máy ép thành cái bánh, ép xong chỉ cần chở một chuyến”, ông giảng giải. Khi chiếc máy hoạt động, chủ xưởng phế liệu “hít hà” phục lăn. “Thế là tui đặt tên Hít Hà luôn”, ông Mạnh lý giải một cái tên ngộ nghĩnh nữa. Sau khi tiết kiệm chi phí khâu tiêu thụ, chủ xưởng phế liệu này đang đề nghị ông làm máy ép cơ động để giảm chi phí ở khâu thu mua.
Sau khi kể về những đứa con tinh thần và niềm vui “sinh” ra, đặt tên cho chúng, ông Mạnh nói: “Chế tạo mấy cái này giúp tui khỏe người ra, tìm được niềm vui trong cuộc sống. Cứ ngồi quần qua quần lại nghĩ đến chuyện đau của mình thì buồn lắm”. Không phải bỗng dưng, một nhà sáng chế chân đất từ “trên trời rơi xuống”. Ông Mạnh kể, thời trẻ trai ông phải xoay sở nhiều nghề kiếm sống, nhưng cứ nơi nào có máy móc là ông mày mò tìm hiểu. “Thời còn bao cấp tôi từng chế tạo được máy dệt vải. Có một thời gian tui lái máy cày, máy thường hư nhông sên, mua một cái là một chỉ hai vàng, tui sửa có 20 ngàn à, nói thiệt, thành nhà sáng chế cũng do mình không có tiền”, ông cười sảng khoái, tự trào.
Sống cho mình, giúp ích cho cộng đồng
“Cái gì cũng quay về cơm áo gạo tiền”, ông Mạnh nói kiểu nông dân thuần phát. Kể về kế hoạch làm ăn trong tháng tới, ông nhẩm tính: “Một tấn rơm cho ít nhất 100kg nấm, 1kg nấm giá ít nhất 30 nghìn đồng, chỉ cần 10 tấn rơm là kiếm ít nhất 3 triệu tháng. Vợ chồng tui đau yếu mà chỉ cần 2 ngày là gom được 10 tấn rơm. Làm nấm xong, tui lấy rơm bón cho bạc hà, bán rau lại có thêm khoản thu nhập nữa”. Theo ông Mạnh, công dụng từ rơm rất nhiều, ai cũng làm được, thu nhập lại cao mà không gây ô nhiễm môi trường.
Ông thổ lộ: “Tui không giữ khư khư cái máy này cho mình, cái gì có ích cho bản thân, cho xã hội thì làm”. Khoe 2 đứa con đang học nghề điện và điều dưỡng, ông có chút ngậm ngùi bảo lớp trẻ bây giờ ly nông hết, để trên đồng toàn phụ nữ với người già. Và như để cụ thể hóa ước muốn sống “có ích cho xã hội” như đã nói, ông dự tính chế tạo một chiếc máy xúc rơm đa năng thấp và dễ sử dụng hơn để phụ nữ và người lớn tuổi có thể sử dụng.
Lại nói về những đơn đặt hàng chưa thực hiện, ông cho biết: “Tui làm cho mình bằng sắt phế liệu, làm cho người ta thì phải làm sắt chính phẩm đàng hoàng. Máy của tui cẩu chỉ cao 4,5m, có một ông chủ buôn rơm đặt tui làm cái máy giá chỉ dưới 100 triệu, nhưng tui phải nâng cần cẩu lên 6m để chất rơm lên xe lớn. Tui muốn sản xuất nhiều máy hơn nhưng mà không có vốn, trông có ai đó cho mình vay, mượn, giấy tờ đàng hoàng”, ông kể về những dự định bằng giọng lạc quan và nhịp điệu gấp gáp.
Ông tâm sự: “Tui lao vào cuộc sống tìm niềm vui để lướt qua cơn bệnh. Xem TV có chị kia bị ung thư mà sống được 12 năm. Tui không mong được nhiêu đó nhưng ước gì được càng dài càng tốt”.
Thay ấm trà giúp chồng mời khách, vợ ông Mạnh chỉ về chiếc máy ở góc vườn do ông Mạnh sáng chế. “Chiếc máy làm đất trồng rau đó chồng tôi làm để giúp tôi nhẹ bớt việc”, bà khoe và nở nụ cười mãn nguyện. Ông bảo, đó là sáng chế quan trọng nhất đời mình.
(Theo Lao Động)



Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015

Cô học trò lớp 9 sáng chế nhang trừ muỗi từ bã trà

Bị muỗi cắn trong lúc học bài, cô học trò lớp 9 đã sáng tạo ra nhang trừ muỗi hoàn toàn bằng vật liệu “cây nhà lá vườn” và đoạt giải cao trong các cuộc thi sáng tạo.


Lý Bình Nhi và sản phẩm trà trừ muỗi bằng chất liệu “cây nhà lá vườn” - Ảnh: Phan Thanh CườngLý Bình Nhi và sản phẩm trà trừ muỗi bằng chất liệu “cây nhà lá vườn” - Ảnh: Phan Thanh Cường
Cô học trò ấy là Lý Bình Nhi (ngụ phường 3, TP Bạc Liêu), học sinh Trường THCS Võ Thị Sáu (nay là học sinh lớp 10 chuyên hóa Trường THPT chuyên Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu).

Khi làm sản phẩm nhang trừ muỗi đoạt giải thì Nhi mới 15 tuổi. Sản phẩm “Trà trừ muỗi” của bạn vừa đoạt giải nhì Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Bạc Liêu năm 2014 - 2015 (không có giải nhất) và giải khuyến khích Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc.

Khoảng tháng 8 năm ngoái, trong lúc học bài ở nhà thì nhang trừ muỗi mua ở chợ cháy hết, Nhi bị muỗi cắn khá nhiều. Nhìn bên cạnh thấy có bã trà, vốn từ lâu đã nghe dân gian nói khói từ bã trà có tác dụng đuổi muỗi, Nhi lấy đốt thử và đúng là muỗi sợ bay đi. Thế là ý tưởng làm nhang trừ muỗi bằng bã trà lóe lên trong suy nghĩ cô học trò chuyên hóa này.

Hôm sau đi học Nhi thảo luận ngay với bạn học Lâm Vũ Phương rồi cả hai xin ý kiến thầy giáo dạy hóa và cũng là thầy chủ nhiệm, được thầy ủng hộ.

Thế là cả hai bắt tay... lên mạng xem những chất liệu dân gian nào có thể đuổi muỗi thì được biết ngoài bã trà còn có vỏ quýt, bưởi. Có được những ý tưởng này, cả hai đi khắp nơi thu gom vỏ quýt, bưởi và bã trà rồi phơi khô, nghiền nhỏ nhưng không biết làm sao để kết dính.

Suy tới nghĩ lui, Nhi nấu thử bột nếp rồi trộn lại thì không ngờ những chất liệu này kết dính thành thỏi rất đẹp. Nhi mang tới lớp đưa sản phẩm cho bạn và đưa cho hàng xóm dùng thử kèm phiếu khảo sát để xem thế nào thì bất ngờ nhận được kết quả tốt, thậm chí có người còn... hỏi mua về dùng vì khi đốt nhang này thì muỗi trốn mất tiêu, khói có mùi thảo mộc rất dễ chịu.

Vì vậy, Nhi tự tin gửi sản phẩm này đi thi cấp trường rồi cấp tỉnh, được hội đồng chuyên môn của tỉnh chấm đoạt giải và gửi thi toàn quốc.

Chia sẻ về kết quả này, cả Bình Nhi và Vũ Phương đều mong muốn: “Nếu có người mua bản quyền hay đầu tư để sản phẩm được ra thị trường thì tụi em sẵn sàng hợp tác, đây là sản phẩm hoàn toàn tự nhiên, không lo ngại vấn đề sức khỏe và ngộ độc khói vì không hề dùng hóa chất. Tuy nhiên tụi em chưa hài lòng về mẫu mã hộp nhang muỗi và muốn làm sao cho bắt mắt hơn nữa”.

Ông Phan Duy Tuyên, chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Bạc Liêu, nhận xét sản phẩm trà trừ muỗi của Bình Nhi và Vũ Phương có tính khả thi cao, đúng các nguyên tắc khoa học nên hội đồng khoa học của tỉnh mới chấm giải nhì (cuộc thi không có giải nhất).

“Ý tưởng của các cháu rất hay, vừa bảo vệ môi trường, vừa mang tính thực tế cao, chất liệu cũng dễ tìm. Nhưng để được đưa vào sản xuất mang tính đại chúng thì cần có người tâm huyết kết hợp làm” - ông Tuyên nói.

Theo ông Tuyên, thực tế tại tỉnh cũng có học sinh sáng tạo sản phẩm thuốc diệt trừ con ve (thường sống bám trên mình các loài chó, mèo...) và đã được doanh nghiệp mua ý tưởng này.


Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

Kỳ nhân Hải Phòng: Biến rác thành xăng

Với 15 tấn rác thải, qua chế biến sẽ thu được khoảng 7 tấn dầu đốt. Nếu chưng cất tiếp lần nữa sẽ được 3 tấn xăng.
Máy biến rác thành chất đốt
Những ngày ngồi giữa khu mộ trị giá triệu đô ghè đẽo đá, thi thoảng ông Vũ Hồng Khánh thấy ngộp thở vì mùi cao su cháy theo gió bay đến. Có lúc mùi cao su phủ kín một phần khu vực quận Kiến An, khiến ông cảm thấy tức ngực, phải chui vào trong nhà, không dám ra ngoài nữa.
Không thể chịu được cảnh sống giữa thành phố mà như địa ngục, ông lần ngược hướng gió đi tìm thủ phạm. Hóa ra, cách nơi ông ở chừng vài trăm mét có một đống rác rất lớn tập kết ở cánh đồng.
Bãi rác đó là nơi tập kết rác thải nhựa, cao su, do các nhà máy giày dép ở Hải Phòng thải ra. Ngay lúc đó, con người đam mê sáng tạo này đã nảy sinh ý tưởng làm thế nào để xử lý đống rác thải kia, mà lại sinh ra lợi nhuận.
Từ đó, ông Khánh và người con trai Vũ Văn Hòa đi thu nhặt các mẫu rác thải nhựa và cao su, mang về phòng thí nghiệm để nghiên cứu. Mỗi lần kể về người con trai này, lòng ông Khánh lại chùng xuống, đôi mắt buồn rười rượi.
Vũ Hồng Khánh, Hải Phòng, rác thải, siêu xe, chế tạo, đất cảng, nước lã, Vũ-Hồng-Khánh, Hải-Phòng, rác-thải, siêu-xe, chế-tạo, đất-cảng, nước-lã,

Vũ Hồng Khánh, Hải Phòng, rác thải, siêu xe, chế tạo, đất cảng, nước lã, Vũ-Hồng-Khánh, Hải-Phòng, rác-thải, siêu-xe, chế-tạo, đất-cảng, nước-lã,
Chiếc máy chế biến rác thải thành chất đốt do ông Khánh và con trai chế tạo
Hầu hết con cái ông Khánh đều thành đạt, vì có nền tảng vững chắc của người cha thông minh, tài năng, lại giàu có. Người hiện là doanh nhân ở bên Anh quốc, người ở Hải Phòng, song đều có công ty riêng, làm ăn phát đạt. Riêng anh Hòa thì trót đam mê khoa học như bố, nên cuộc đời cứ mãi lận đận.
Ông Khánh bảo: “Nó cứ làm việc cả ngày lẫn đêm, không lúc nào biết nghỉ. Lắm lúc nhà có việc cỗ bàn, gọi mãi, nó không về. Đến lúc ăn, mới thấy nó đến, người toàn dầu mỡ. Ăn xong, nó lại chui vào xưởng. Nhà ở ngay xưởng mà chẳng mấy khi về, nên vợ phải đến xưởng ở, nấu nướng, chăm sóc nó. Cái tính cần mẫn, hiền lành như con gái, lại hay nhận thiệt về mình như nó, dù có giỏi giang, có thành thiên tài sáng chế, song đời nó cũng sẽ mãi nghèo thôi. Nhìn tướng là tôi biết”.
Theo ông Khánh, hồi anh Hòa học lớp 4, đã “nghiên cứu” và chế tạo ra chiếc máy đùn nhựa tí hon, giống với chiếc máy đùn nhựa của bố. Hòa chẳng chịu học hành gì, mà suốt ngày vùi đầu với bố trong phòng thí nghiệm, trong xưởng sản xuất.
Sau nhiều ngày nghiền ngẫm, hai bố con đã sáng chế ra chiếc máy nghiền và ép tự động để biến rác thải nhựa và cao su thành những tấm ép rất cứng với ý tưởng thay cho gỗ. Tuy nhiên, mang sản phẩm đi khắp nơi giới thiệu, chả ai tin dùng. Nghĩ đến thứ làm từ rác thải, lại là nhựa và cao su, người tiêu dùng đã phát ớn.
Không thể chấp nhận thất bại cay đắng như vậy, ông Khánh tiếp tục nghiên cứu. Ông đổ rác thải nhựa và cao su vào chiếc chậu sắt để đốt. Quan sát kỹ thì thấy những tia lửa ở nhựa và cao su phụt ra. Lúc ấy ông mới chợt nghĩ ra rằng, trong thành phần của nhựa và cao su có lượng dầu mỏ rất lớn.
Điều đáng quan tâm là nhựa và cao su có tính chất hóa lỏng trước khi cháy. Như vậy, nếu biến nhựa và cao su thành chất lỏng, rồi tách các tạp chất, phụ gia, thì sẽ lấy được chất đốt.
Thế là ông Khánh bắt đầu nghiên cứu và sáng chế ra hệ thống dây chuyền tự động chế biến rác thải nhựa và cao su thành nhiên liệu. Đây là một hệ thống máy móc cực kỳ phức tạp và tinh vi, tưởng chừng như chỉ những bộ óc vĩ đại, ở những đất nước có trình độ cao về khoa học và công nghệ mới có thể làm ra được. Nhưng có ai ngờ, hai bố con ông kỹ sư già ở vùng đất cảng này lại làm được.
Vũ Hồng Khánh, Hải Phòng, rác thải, siêu xe, chế tạo, đất cảng, nước lã, Vũ-Hồng-Khánh, Hải-Phòng, rác-thải, siêu-xe, chế-tạo, đất-cảng, nước-lã,
Hệ thống máy biến rác thải thành chất đốt cực kỳ phức tạp
Tôi đã hoa mắt khi chứng kiến hệ thống máy móc này và chóng mặt khi nghe ông Khánh mô tả về tính năng hoạt động của nó.
Bước đầu tiên, rác được đưa vào hệ thống tự động phân loại, rửa sạch, sấy khô, nghiền nhỏ và trộn phụ gia. Bước thứ hai, dây chuyền sẽ chuyển hỗn hợp rác vào lò kín và đốt ở nhiệt độ từ 600-7000C nhằm tạo thành khí (trong lò kín không có oxy nên khí không cháy được).
Khí được dẫn vào lò tiếp theo để trộn hóa chất gây ngưng đọng. Khí và hóa chất phụ gia được nén ở áp lực cao (16kg/1cm2) trong hệ thống gồm 7 buồng ngưng tuần hoàn, sau đó hạ nhiệt độ đột ngột (12 độ âm) để thu được nhiên liệu hóa lỏng.
Vũ Hồng Khánh, Hải Phòng, rác thải, siêu xe, chế tạo, đất cảng, nước lã, Vũ-Hồng-Khánh, Hải-Phòng, rác-thải, siêu-xe, chế-tạo, đất-cảng, nước-lã,
Rác vào đầu máy, cuối máy thành dầu đốt, tiếp tục tinh chế sẽ thành xăng
Nhiên liệu hóa lỏng này là một loại dầu hỗn hợp dùng để đốt lò, nung gốm sứ, nấu thủy tinh, nấu nhôm và có thể thay thế cho dầu FO trong cán thép. Tiếp tục chưng cất dầu hỗn hợp sẽ thu được dầu diezen và xăng, dùng chạy ôtô và xe máy.
Như vậy, từ thứ rác thải cao su, nhựa, gây độc hại đặc biệt cho môi trường, ông Khánh đã biến chúng thành chất đốt, dầu diezen và thậm chí là xăng. Những thành phẩm này đều đạt các chỉ tiêu và chất lượng theo quy chuẩn quốc tế.
Tuy nhiên, đất đai bị thu hồi, chưa được đền bù, nên ông Khánh phải liên doanh với các sơ sở khác. Có lần, ông hợp tác với một doanh nghiệp ở Hà Nội để lắp đặt dây chuyền chế biến rác thải thành nhiên liệu. Thế nhưng, máy móc vừa đi vào hoạt động, công nhân chưa có kinh nghiệm, khi lấy sỉ than ra khỏi lò, đã làm tàn lửa bắt vào dầu thành phẩm, khiến cả dây chuyền trị giá mấy tỉ bạc biến thành tro. Ông Khánh đành chấp nhận mất trắng.
Về Hải Phòng, huy động từ con cái, rồi vay vốn, làm dây chuyền mới, thuê đất ở Kiến An để chế biến rác. Tuy nhiên, không gian chật chội, các lò đốt để gần nhau, không đủ khoảng cách an toàn, dầu bắt lửa, tiếp tục thiêu rụi hệ thống máy móc bạc tỉ thành tro. Ông Khánh trở thành con nợ.


Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2015

Ngả mũ trước kỹ sư “chân đất” chế máy lột vỏ, tách hạt bắp

Không phải là kỹ sư cũng không phải nhà khoa học, nhưng anh Trần Công Nẻo ở huyện An Phú được các nhà khoa học và bà con nông dân trong và ngoài nước biết đến với biệt tài chế tạo máy phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Huyện An Phú (tỉnh An Giang) có hơn 600 ha đất sản xuất bắp, hàng năm sản lượng thu hoạch tăng đáng kể, theo đó thì ngoài việc lấy hạt để ăn hoặc làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, số cùi bắp trước đây nông dân phải vứt bỏ đi sau khi tách lấy hạt.

Kỹ sư chân đất Trần Công Nẻo
Kỹ sư "chân đất" Trần Công Nẻo
Với mục đích thu gom cùi bắp tồn động do người dân có thói quen thải ra môi trường xung quanh vừa làm mất vẻ mỹ quan, vừa gây mùi hôi thối, do đó anh Nẻo nghĩ: cần thiết phải có một công cụ giúp ích cho việc thu gom cùi bắp một cách khoa học, nhanh chóng, tiện lợi nên từ đó chiếc máy “Lột vỏ, tách hạt bắp” ra đời giải quyết được vấn đề nêu trên.
Qua nhiều lần cải tiến máy “Lột vỏ, tách hạt bắp” đã hoàn chỉnh với công suất hoạt động 5 tấn/giờ thay thế cho khoảng 10 công lao động.
“Nếu tính công lao động mỗi người làm công một ngày 150.000 đồng, 10 người bỏ công lột và tách hạt 2 tấn bắp mỗi ngày phải tốn chi phí là 1.500.000 đồng. Một công bắp thu hoạch xong ước đạt thấp nhất 1 tấn, với 10 nhân công phải mất 4 giờ đồng hồ để lột và tách hạt, trong khi đó sử dụng máy “Lột vỏ, tách hạt bắp” thì 1 giờ đồng hồ có thể lột và tách hạt được 5 tấn bắp và chỉ cần 2 - 4 lao động", anh Nẻo cho biết.

Chiếc máy đã giúp nông dân đõ tốn công lao động, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và góp phần tăng lợi nhuận khi bán được cùi bắp sáng các nước Đông nam Á.
Chiếc máy đã giúp nông dân đõ tốn công lao động, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và góp phần tăng lợi nhuận khi bán được cùi bắp sáng các nước Đông nam Á.
Ngoài ra, anh Nẻo cho biết thêm, tính mới của giải pháp hữu ích này là: tách được riêng biệt giữa cùi và hạt bắp sau khi khi được lột vỏ. Phần cùi bắp đổ về hướng bên trái chiếc máy, phần hạt đổ về phía bên phải của chiếc máy. Kết cấu của chiếc máy này được liên kết bởi các thiết bị bằng sắt, thép, cao su.
Ưu điểm của máy “Lột vỏ, tách hạt bắp” là hoạt động nhanh chóng, ít hao nhiên liệu, tiết kiệm được thời gian, nhân công lao động. Hạt bắp sau khi được tách ra rất đẹp. Máy có thể di chuyển một cách dễ dàng ra đồng ruộng.
Qua nhiều lần cải tiến máy “Lột vỏ, tách hạt bắp” đã hoàn chỉnh với công suất hoạt động 5 tấn/giờ thay thế cho khoảng 10 công lao động.
Qua nhiều lần cải tiến máy “Lột vỏ, tách hạt bắp” đã hoàn chỉnh với công suất hoạt động 5 tấn/giờ thay thế cho khoảng 10 công lao động.
Hiện chi phí, giá thành mua sắm máy không cao so với những công nghệ cao cấp ngoại nhập khác. Máy “Lột vỏ, tách hạt bắp” là sáng kiến đầu tiên ở miền Tây và có thể xem là giải pháp hữu ích để giúp nông dân, nhà doanh nghiệp nhỏ và vừa ứng dụng nhằm rút ngắn thời gian sản xuất, bảo vệ sức khỏe, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Sáng chế hữu ích này đã đạt giải nhì trong Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh An Giang hồi tháng 8/2015.
Theo Hội đồng giải thưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật tinh An Giang đánh giá, khi ứng dụng máy “Lột vỏ, tách hạt bắp” vào sản xuất sẽ góp phần tiết kiệm công lao động, thời gian, chi phí sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường vì đã tận dụng được số lượng lớn cùi bắp thay vì đã bỏ đi trở thành nguyên liệu có ích để xuất khẩu sang Đài Loan, Hàn Quốc và một số nước Đông Nam Á khác.


 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons