Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

Ôtô năng lượng mặt trời tự chế của cậu học sinh Nam Định

Chiếc xe ô tô chạy bon bon ở đường xóm, đi vào ngõ nhỏ, đến tận sân nhà mà không gặp bất kỳ sự cố nào.
 
Đó là Đoàn Quang Hưởng (SN 1997) ở xã Nghĩa Lợi (Nghĩa Hưng, Nam Định) - Người chế tạo thành công chiếc xe ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời khi đang học lớp 12.
Hưởng cho biết, em có ý tưởng chế tạo ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời từ đầu năm ngoái. Sau một thời gian dài tìm hiểu cũng như tham khảo ý kiến của người thân. Tháng 8.2014, Hưởng bắt tay vào chế tạo ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời.
“Nhằm giảm trọng lượng, giúp xe chạy nhanh nên em đã chọn khung xe bằng các thanh tôn mạ kẽm, vừa nhẹ vừa chắc. Bánh xe được tận dụng từ xe tay ga cũ, hệ thống điện, ắc quy được lấy từ chiếc xe điện đã hỏng. Ngoài ra, em mua mới những bộ phận quan trọng để đạt chất lượng tốt nhất cho xe” – Hưởng chia sẻ.
tự chế
Đoàn Quang Hưởng bên xe ô tô do chính mình chế tạo ra
Sau 4 tháng, Hưởng đã chế tạo thành công ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời. “Khi chế tạo xong ô tô, em vui lắm. Vất vả suốt 4 tháng, cuối cùng em đã được thỏa mãn với chiếc ô tô của riêng mình, do chính mình chế tạo ra” – Hưởng vui vẻ nói.
Chiếc xe có chiều dài 1,8m, chiều rộng 1,2m, chiều cao 1,5m, trọng lượng xe 190kg. Xe có một chỗ ngồi và một thùng để đồ, vận tốc tối đa xe đạt được là 30km/h.
tự chế
Chiếc xe ô tô năng lượng mặt trời của Hưởng có chiều dài 1,8m, rộng 1,2m, nặng 190kg, một ghế ngồi và thùng hàng, vận tốc tối đa của chiếc xe là 30km/h.
Hoàn thành xong tác phẩm, Hưởng nhận được nhiều lời khen ngợi từ thầy cô, bạn bè, người thân. Tuy nhiên, cũng có nhiều người hoài nghi về khả năng Hưởng làm được chiếc xe trên. Bởi vì, Hưởng chưa học hết lớp 12, không có kiến thức cơ bản về xe ô tô. “Khi em nói mình chế tạo ra chiếc xe ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời này, có người bảo em nói phét đấy!” – Hưởng chia sẻ.
Hưởng kể, cuối năm ngoái em đã đại diện cho Trường THPT Trần Nhân Tông tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật tỉnh Nam Định. Tại đây, thiết kế của em được hội đồng giám khảo đánh giá cao về tính năng thân thiện với môi trường, tiết kiệm điện, chi phí thấp, phù hợp với việc đi lại của người dân trong đường hẹp, nhiều góc cua.
Tuy nhiên, xe còn một số hạn chế như: số lượng người ngồi ít, giảm sóc yếu; thiếu một số bộ phận như: đồng hồ đo tốc độ, bảng đo điện năng, điều hòa,… Mặc dù chưa hoàn thiện nhưng ngay từ khi thiết kế khung xe và giới thiệu xe ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời, Hưởng đã nhận được một số đơn đặt hàng nhưng phải khắc phục các lỗi trên.
“Thời gian tới, em sẽ chế tạo chiếc xe tiếp theo với chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên, để có được xe ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời đảm bảo đủ tiêu chuẩn kỹ thuật và khắc phục được lỗi hiện tại, em phải chế tạo chiếc thứ 2, thứ 3,… nhiều chiếc nữa mới khắc phục được. Bên cạnh đó, khi sản xuất nhiều, chi phí sẽ giảm và giá thành sẽ giảm theo, không như chiếc xe đầu, chi phí hết 20 triệu” – Đoàn Quang Hưởng nhấn mạnh.
Vừa hoàn thành kỳ thi THPT Quốc gia với 22 điểm nhưng Hưởng cho biết, kết quả trên chỉ để xét tốt nghiệp THPT, Hưởng không có ý định xét tuyển vào trường ĐH, CĐ nào. Hưởng sẽ theo đuổi con đường đam mê của mình là làm việc liên quan đến ô tô.


Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Kinh ngạc những tác phẩm tuyệt đẹp từ... rác

Nhìn những mô hình này, ít người có thể nghĩ nó được tạo ra từ những thứ phế liệu tưởng chừng không còn giá trị sử dụng như que kem, gỗ vụn, chai lọ, bóng đèn vỡ…

Kinh ngạc những tác phẩm tuyệt đẹp từ... rác
Qua bàn tay tài hoa của nam sinh viên ĐH Mỹ Thuật Công Nghiệp Nguyễn Quang Huy, sinh năm 1995, những thứ phế liệu này trở thành những sản phẩm handmade đầy tính nghệ thuật.

Những sản phẩm do Huy tạo ra rất đa dạng nhưng đều đòi hỏi rất nhiều kiên nhẫn
Những sản phẩm do Huy tạo ra rất đa dạng nhưng đều đòi hỏi rất nhiều kiên nhẫn
Với những sản phẩm này, Huy hoàn thiện trong vòng chưa đầy 5 phút/sản phẩm
Với những sản phẩm này, Huy hoàn thiện trong vòng chưa đầy 5 phút/sản phẩm
Với những sản phẩm này, Huy hoàn thiện trong vòng chưa đầy 5 phút/sản phẩm

Với những sản phẩm này, Huy hoàn thiện trong vòng chưa đầy 5 phút/sản phẩm
Từ khi theo đuổi niềm đam mê làm đồ handmade, Huy thường xuyên phải đi tìm nhiều nguồn nguyên liệu ở khắp nơi nên nhiều khi bạn bè nhìn cậu như tay buôn bán "đồng nát"...
Nguồn nguyên liệu từ... que kem và giấy 
Nguồn nguyên liệu từ... que kem và giấy 

Tàu Titanic được Huy tỉ mẩn đưa vào trong một chiếc chai thuỷ tinh bỏ đi
Tàu Titanic được Huy tỉ mẩn đưa vào trong một chiếc chai thuỷ tinh bỏ đi
Tàu Titanic được Huy tỉ mẩn đưa vào trong một chiếc chai thuỷ tinh bỏ đi
Với đôi tay tài hoa, chàng sinh viên Mỹ thuật Công nghiệp này đã tạo ra nhiều sản phẩm handmade đa dạng, độc đáo, sáng tạo. Những sản phẩm của Huy cũng thường xuất hiện tại các hội chợ nghệ thuật dành cho giới trẻ.

Tàu Titanic được Huy tỉ mẩn đưa vào trong một chiếc chai thuỷ tinh bỏ đi
Để chế tác những sản phẩm từ đơn giản đến phức tạp, Huy chỉ sử dụng bộ đồ nghề thô sơ gồm nan hoa xe đạp, nhíp, compa, dao dọc giấy... 
Tàu Ngọc Trai Đen do Huy chế tác...
Tàu Ngọc Trai Đen do Huy chế tác...

Nhiều khi Huy cũng bị những tai nạn nghề nghiệp khi bóng đèn cũ vỡ tan đâm vào tay
Nhiều khi Huy cũng bị những tai nạn nghề nghiệp khi bóng đèn cũ vỡ tan đâm vào tay

Một số sản phẩm khác do Huy chế tác...
Một số sản phẩm khác do Huy chế tác...

Xuân Ngọc - Cường Net


Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2015

Nông dân lớp 7: 'Vua' sáng chế công nghệ

Trước khi chiếc lưỡi cày vừa biết cày vừa biết luống ra đời thì cứ mỗi mùa trồng hành thì bà con xã Nam Trung lại "hoảng lên như bị ma đuổi".
Theo thông tin tại Cổng thông tin khoa học và công nghệ tỉnh Hải Dương, ông nông dân - thợ cơ khí Nguyễn Văn Chế sinh năm 1962, ở thôn Thụy Trà, xã Nam Trung, huyện Nam Sách.
Mặc dù chỉ học hết lớp 7/10, nhưng đúng như tên gọi của mình, ông rất mê sáng chế và đã có nhiều sáng chế hay, thiết thực đối với sản xuất nông nghiệp như: Máy phay thái hành tỏi, máy sử dụng quạt gió làm tỏa nhiệt giúp cho việc sơ chế hành tỏi.
Trong đó, công trình "nghiên cứu, sản xuất lưỡi cày lên luống trồng cây vụ đông" của ông được đạt giải C tại Giải thưởng Khoa học và Công nghệ Côn Sơn tỉnh Hải Dương lần thứ III.
xưởng cơ khí, nguyễn văn chế, cày lên luống, vua chế hải dương, nông dân ,xưởng-cơ-khí, nguyễn-văn-chế, cày-lên-luống, vua-chế-hải-dương, nông-dân
Ông Chế bên chiếc cày lên luống của mình. Ảnh: Dân việt
Sinh ra trong gia đình có đến 6 anh chị em, học hết lớp 7 thì ông phải nghỉ để phụ giúp bố mẹ làm đồng, lo cho các em. Vì thế mà mọi nhọc nhằn, vất cả trong công việc nhà nông ông đều phải trải qua.
Ông Chế kể lại trên tờ Tuổi trẻ & Đời sống: "Cứ đến mùa trồng hành là bà con lại hoảng lên như bị ma đuổi ấy, không nhanh thì không kịp thời vụ.
Cây hành lại rất kén chọn đất, nghĩa là đất phải tơi xốp, lên luống đều, có độ dốc luống vừa phải thì cây mới phát triển tốt.
Mỗi vụ hành, có khi phải mất cả tháng chúng tôi mới lên luống xong mấy sào ruộng".
Vì thế, việc chế tạo thành công lưỡi cày làm luống hành khiến ông rất vui vì đã giúp người nông dân đỡ vất vả hơn mà vẫn bảo đảm thời vụ trong làm đất vụ đông.
Cụ thể, từ cuối năm 2008, ông bắt đầu biến ý tưởng thành hiện thực. Ban đầu, ông vẽ phác thảo các bộ phận, chi tiết, tính toán công dụng của lưỡi cày trên giấy. Sẵn có vật liệu trong xưởng, ông chế tạo ngay. Ông hì hục, cắt sắt, hàn xì, bắt ốc…
Làm xong cái đầu tiên, ông gắn lưỡi cày lên luống để chạy thử. Lần đầu tiên chạy thử, lưỡi cày không lên luống được, chỉ kéo một vệt dài sâu ở mặt ruộng.
Sau thất bại này, ông không nản, lại tiếp tục nghiên cứu sản xuất lưỡi cày và cho thử nghiệm... Ông Chế không còn nhớ được mình đã phải bỏ đi bao nhiêu sản phẩm làm thử. Sản phẩm hỏng chất đống trong nhà nhưng ông không nản.
Với nhiều người khi thất bại thì nản, nhưng đối với ông, mỗi lần thử nghiệm thất bại là một lần ông có thêm quyết tâm, phải làm bằng được, thậm chí có hôm thức trắng đêm để hàn, gò, thay đổi kết cấu sản phẩm rồi gia công, lắp đặt.
Cuối cùng, sau một năm mày mò nghiên cứu, đến năm 2009, chiếc lưỡi cày đa năng của ông Chế được trình diễn thành công trước sự chứng kiến của hàng trăm nông dân xã Nam Trung, thuật lại.
Sau cái ngày chế thành công lưỡi cày, ông Chế quyết định mở một xưởng cơ khí tại nhà để vừa tiếp tục làm lưỡi cày vừa hiện thực hoa những ý tưởng về máy móc nông cụ.
Mỗi năm ông bán đi hàng trăm lưỡi cày, mỗi lưỡi có giá từ 1-1,5 triệu đồng. Ông thuê thêm 5 nhân lực làm trong xưởng và trả lương mỗi người 5 triệu đồng/tháng.
Sau này, ông Chế còn "chế" thêm nhiều loại máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp khác như máy thái hành, tỏi; máy sấy hành, tỏi bằng năng suất lao động của hàng chục người cộng lại.
Ông Lê Công Hiền - Chủ tịch UBND xã Nam Trung cho biết trên tờ Lao động:
“Sản phẩm lưỡi cày lên luống, làm đất trồng cây vụ đông của ông Chế đã được sử dụng rộng rãi, giải phóng sức lao động cho người nông dân, giảm chi phí khâu làm đất 200.000 - 210.000 đồng/sào.
Mỗi năm, xã Nam Trung trồng gần 200ha cây vụ đông, sử dụng sản phẩm này đã giúp nông dân tiết kiệm trên 1 tỉ đồng công lao động, rút ngắn thời gian làm đất 10-15 ngày/vụ.

(Theo Trí thức trẻ)



Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

350.000 đồng một chiếc điều hòa tự chế ở Hà Nội

Giữa nắng nóng gay gắt với nhiệt độ 38-40 độ C, nhiều sinh viên, người lao động ở trọ được "giải cứu" nhờ những chiếc điều hòa tự chế giá rẻ, có thể lắp ráp trong 40 phút.
Một tháng nay, Dương Ngọc Mỹ, sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội, bán hết 40 chiếc điều hòa tự chế. Hiện tại, cậu còn hơn chục đơn hàng nhưng chưa làm kịp. Mỹ cho biết, đối tượng mua chủ yếu là sinh viên và người lao động ở trọ.
"Ban đầu, mình làm điều hòa để phục vụ nhu cầu bản thân. Sau khi đăng lên trang cá nhân, thấy nhiều người quan tâm, ủng hộ, mình quyết định làm bán. Giá mỗi chiếc 350.000 đồng", cậu sinh viên cho hay.
Chiếc điều hòa do Mỹ tự thiết kế gồm 2 phần: buồng lạnh và cơ. Buồng lạnh thực chất là thùng xốp, được chia làm ngăn đá, ngăn ngưng tụ và ngăn đối lưu. Phần cơ gồm quạt, phễu lạnh, bướm gió và hộp điện tử.
điều hòa, tự chế, Hà Nội, nắng nóng, mi ni
Chiếc điều hòa do Mỹ tự chế nặng 0,5 kg, giá 350.000 đồng.
Theo Mỹ, khi bật công tắc, quạt khởi động và quay ở tốc độ cao nhờ hộp điện tử (cao gấp 3 lần tốc độ quạt máy tính). Quạt hút nhiệt năng ngoài không khí thổi vào buồng đá, sau đó làm lạnh ở buồng ngưng đọng và đối lưu. Cuối cùng, quạt thổi không khí lạnh theo đường dẫn ra ngoài. Công suất điều hòa tương đương 2.000 BTU, sinh viên này cho biết.
Mỹ nói thêm, tính năng nổi bật của chiếc điều hòa tự chế là tốc độ gió mạnh, điều khiển bằng điện tử, có chức năng chuyển hướng gió, điều chỉnh tốc độ, đèn báo, tản nhiệt đối lưu. 1 kg đá chạy trong 2 tiếng nhưng điện năng tiêu thụ ít.
Giải thích về mức giá, Mỹ cho biết, vật liệu làm đơn giản, dễ tìm và rẻ. "Linh kiện điện tử có thể lấy từ tivi, tủ lạnh hoặc đầu đĩa hỏng. Để có giá ưu đãi, tôi đặt mua ở các hàng bán phế liệu hoặc sửa chữa điện tử, điện lạnh, với chi phí thấp. Thời gian lắp ráp chỉ khoảng 40 phút. Riêng khách có nhu cầu làm thùng xốp to, lắp đặt thêm điều khiển (điều chỉnh tốc độ gió) hoặc đèn, sẽ trả thêm 50.000-120.000 đồng cho mỗi máy", Mỹ chia sẻ.
điều hòa, tự chế, Hà Nội, nắng nóng, mi ni
Điều hòa tự chế đạt công suất 2.000 BTU và ít tốn điện.
Nhiệt độ Hà Nội lên tới 38-40 độ C, dù sử dụng các biện pháp thủ công như vảy nước khắp nhà và mua đá thanh đặt trước quạt, nhưng phòng trọ trên tầng 3 của vợ chồng chị Nguyễn Thị Hằng, anh Bùi Xuân Công (Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn nóng hầm hập. Sau khi tham khảo cách chống nóng trên mạng Internet, vợ chồng anh Công đặt mua một chiếc điều hoà tự chế.
Đã sử dụng 2 ngày, anh Công cho biết, điều hoà làm mát khá tốt. Nhờ thiết kế nhỏ gọn (0,5 kg) nên máy dễ di chuyển. Tuy nhiên, theo người dùng này, do diện tích thùng xốp nhỏ nên lượng gió tỏa ra không nhiều. “Sử dụng điều hoà tự chế không hao điện, nhưng tốn đá. Trung bình một túi đá 6.000 đồng chỉ làm mát được 5 tiếng đồng hồ”, anh Công cho hay.
Nguyễn Văn Thành, sinh viên Đại học Điện lực, lại tỏ ra hài lòng với chiếc điều hòa 350.000 đồng này. Theo nhận xét của Thành, gió từ điều hòa tỏa ra tương đối mát và có hơi ẩm, không khô. Bên cạnh đó, quạt chạy êm, không gây tiếng ồn. So với loại tự chế 200.000 đồng được hướng dẫn trên mạng, lượng đá tiêu tốn ở máy này chỉ bằng một nửa.
Đặc biệt, lượng tiêu thụ điện rất nhỏ, nên khi mất điện, Thành có thể sử dụng nguồn điện từ đồ sạc dự phòng. “Dù trả tiền đá cao, nhưng sử dụng điều hòa tự chế là giải pháp tốt nhất để chúng tôi tránh nóng những ngày này”, Thành nói.
Cũng như Mỹ, anh Nguyễn Văn Nam (ở Biên Hoà, Đồng Nai) từ đầu mùa nóng đến nay cũng chế điều hòa mini và máy phun sương hơi nước đá bán với giá 320.000 đồng một chiếc cho sinh viên, người lao động ở trọ. Chỉ trong tháng 5, anh bán được hơn 200 chiếc cho khách ở khu vực Đồng Nai, Bình Dương và TP HCM.

Theo thiết kế máy của anh Nam, 1 kg đá chỉ là mát được 3 tiếng và tốn điện hơn so với điều hoà của Mỹ. Chiếc điều hòa của anh Nam cũng có thời gian hoàn thiện lâu hơn, mất đến 2 tiếng lắp ráp.

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons