Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

Kỹ sư 'hai lúa' chế trực thăng bay 200 km/h

Kỹ sư "hai lúa" đã hoàn tất giai đoạn cuối của chiếc trực thăng tự chế và đang lên kế hoạch bay cụ thể.
Ngày 15/8, kỹ sư Bùi Hiển (61 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương) được nhiều người biết đến với tên gọi "kỹ sư hai lúa", "cha đẻ máy bay trực thăng Việt Nam", cho biết sau thời gian dài chỉnh sửa một số chi tiết, trong đó có cặp cánh trục chính, chiếc máy bay trực thăng đã được ông mang ra bay thử và bay… rất bốc.
“Trước đây mỗi lần mang máy bay ra tập bay là tôi có chút lo lắng nhưng bây giờ thì tâm lý thoải mái, hưng phấn, ngày nào cũng muốn ngồi lên máy bay cất cánh” – kỹ sư Bùi Hiển cười nói.
Cặp cánh mới làm hoàn toàn từ hợp kim nhôm, trọng lượng 9kg, trong khi trọng lượng cặp cánh cũ nặng đến 14kg. Mỗi cánh máy bay mới giá chưa đến 1 triệu đồng/cánh, thế nhưng phần khuôn mẫu lại khá đắt, trên 50 triệu đồng/khuôn/lần.
"Nếu cặp cánh chế tạo ra không thích hợp thì buộc phải sửa lại khuôn mẫu, mỗi lần thay đổi như vậy chi phí đẩy lên khá cao" - ông Hiển chia sẻ.
Kỹ sư, 'hai lúa', trực thăng, Bùi Hiển, nông dân, máy bay, tự chế, kỹ-sư, 'hai-lúa', trực-thăng, Bùi-Hiển, nông-dân, máy-bay, tự-chế,
Kỹ sư "hai lúa" Bùi Hiển bên trực thăng thứ hai
Theo kỹ sư Hiển, đây có thể là giai đoạn hoàn thiện quan trọng để ông tiếp tục thử nghiệm bay. Hiện tại, máy bay thứ hai với cánh quạt cũ được tập bay ở độ cao khoảng 1m so với mặt đất. Máy bay chỉ bay cầm chừng ở độ cao cho phép, bay treo một chỗ khoảng 5 - 10 phút thì êm nhưng nếu bay tới lui thì rung lắc.
“Tôi phát hiện lỗi ở cánh quạt nên đã quyết định tạm ngưng bay và tìm cặp cánh quạt khác thay thế. Một doanh nghiệp Đài Loan đóng trên địa bàn Bình Dương chuyên sản xuất cửa nhôm nên tôi tìm đến ngỏ lời, họ đồng ý giúp đỡ. Tôi đã nhờ họ đóng khuôn và đùn nhôm để cho ra cặp cánh mới theo đúng kỹ thuật tiêu chuẩn tôi đưa ra” – kỹ sư Hiển nói.
Kỹ sư, 'hai lúa', trực thăng, Bùi Hiển, nông dân, máy bay, tự chế, kỹ-sư, 'hai-lúa', trực-thăng, Bùi-Hiển, nông-dân, máy-bay, tự-chế,
Kỹ sư Bùi Hiển kiểm tra lọc gió trước khi bay thử
Chiếc máy bay thứ hai nói trên được kỹ sư Bùi Hiển "hạ sinh" vào tháng 9/2014, với cơ chế máy bay hai cánh quạt, cánh đơn hỗ trợ cánh đuôi. Trọng lượng trực thăng nặng 340kg, sử dụng động cơ xe đua công thức 1 của Mỹ với 171 mã lực, tiêu tốn khoảng 15 lít nhiên liệu mỗi giờ, sử dụng xăng A92.
Máy bay có chiều dài 7,4 m, cao 2,4 m, chiều dài cánh quạt chính là 6,6 m và chiều dài cánh quạt phía sau là 1,1 m. Khung, cánh quạt bằng inox cao cấp, kính chắn gió chịu lực. Vận tốc tối đa khi bay đạt 200 km/giờ, trần bay dưới 500 m và tầm hoạt động liên tục trong 2 giờ khoảng 400 km.
Động cơ được trang bị hệ thống giải nhiệt của ô tô 2.0. Trọng lượng cất cánh có tải tối đa 500 kg. Kinh phí dành cho chiếc máy bay này hơn 500 triệu đồng.
Kỹ sư, 'hai lúa', trực thăng, Bùi Hiển, nông dân, máy bay, tự chế, kỹ-sư, 'hai-lúa', trực-thăng, Bùi-Hiển, nông-dân, máy-bay, tự-chế,
Chiếc trực thăng thứ nhất bay cao cách mặt đất hơn 1m, dừng trên không từ 10 -15 phút
Trước đó, vào năm 2012, kỹ sư 'hai lúa' Bùi Hiển nghiên cứu chế tạo ra chiếc trực thăng thứ nhất có cơ chế hai cánh quạt đồng trục, trọng lượng 250 kg, dài 2,95 m, rộng 1,2 m, cao 2,4 m. Chiếc trực thăng sử dụng động cơ Yamaha 2 thì, từ chiếc xuồng cao tốc 106 mã lực. Cánh quạt của trực thăng được thiết kế bằng inox. Đuôi của trực thăng bằng bánh lái dạng cánh bướm để điều khiển chuyển hướng.
Theo tính toán của ông Hiển, chiếc trực thăng này có thể bay và đạt vận tốc từ 150 - 200 km/giờ. Trọng lượng trực thăng khi cất cánh đạt 375 kg, trong đó có 50 kg hàng hóa. Tiêu hao nhiên liệu khi bay khoảng 15 lít xăng/giờ. Chi phí chế tạo ra chiếc trực thăng này hết khoảng trên 200 triệu đồng. Máy bay có khả năng chở thêm 100kg. Qua thử nghiệm, máy bay đã nhấc lên cách mặt đất 1m, thời gian dừng trên không 10-15 phút.

(Theo VTC News)


Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2015

Thiếu niên 16 tuổi biến máy in thành thiết bị chẩn đoán bệnh tim

Một thiếu niên 16 tuổi sống tại bang Virginia (Mỹ) đã “hack” và biến máy in kim thành thiết bị kiểm tra tình trạng sức khỏe của tim, giúp giảm chi phí và thời gian xét nghiệm. Sản phẩm xuất sắc đã giúp thiếu niên này lọt vào chung kết Hội chợ Khoa học do Google tổ chức.

Adriel Sumathipala tự nhận mình là một người thích tìm tòi, khám phá. Thiếu niên 16 tuổi này cho biết sở thích sáng tạo và khám phá như là truyền thống gia đình, khi mà ông nội của cậu bé cũng là người thích sáng tạo.
Bên cạnh đó, Sumathipala cũng phát hiện ra rằng gia đình mình đối mặt với nguy cơ mắc chứng bệnh tim, vốn là nguyên do khiến ông nội của Sumathipala qua đời trước khi cậu bé được sinh ra. Để tránh điều này xảy ra với aMmình, Sumathipala đã phải tuân theo một chế độ tập luyện và ăn uống lành mạnh.
talent-kid-1-9a6ad
 Adriel Sumathipala khiến nhiều người ngỡ ngàng với điều mình làm được ở tuổi 16
Tuy nhiên Sumathipala cảm thấy thất vọng vì không có biện pháp nào để theo dõi tính hiệu quả của những thay đổi trong lối sống của mình, bởi những xét nghiệm về tim đòi hỏi phải qua quá trình thực hiện trong những phòng thí nghiệm đắt tiền để đo mức độ cholesterol.
Trước thực trạng này, Sumathipala đã đặt ra mục tiêu xây dựng một hệ thống đơn giản nhằm kiểm tra tình trạng của tim, mà cách thức tiến hành đơn giản với chi phí thấp. Thay vì đo nồng độ cholesterol, Sumanthipala muốn xây dựng một hệ thống để đo mật độ thấp của lipoprotein, một chất có mối tương quan mạnh mẽ với bệnh tim.
Lipoprotein là một phân tử luân chuyển trong hệ mạch, tương tự như cholesterol xấu (LDL) và cũng giống như protein có trong các cục máu đông. Lipoprotein “chuyên chở” chất béo. Đôi khi những chất béo này có chức năng rất quan trọng, chẳng hạn như tạo ra các màng tế bào. Nhưng nếu có quá nhiều lipoprotein trong máu, những chất béo này có thể sẽ bị “ứ” lại ở các động mạch, thậm chí gây “tắc”. Tăng lipoprotein máu là một yếu tố gây nên vữa xơ động mạch và bệnh mạch vành.
Với sự giúp đỡ của giáo viên sinh học, Sumathipala đã mất 2 năm để xây dựng hệ thống chẩn đoán như mục tiêu đề ra của mình. Thiếu niên 16 tuổi này đã hack và biến một chiếc máy in kim thành thiết bị kiểm tra nồng độ lipoprotein. Chiếc máy in kim này được tích hợp 2 cảm biến bằng giấy do chính Sumathipala phát triển, sẽ cho phép kiểm tra nồng độ của lipoprotein trong mẫu enzym được cung cấp, dựa vào thông tin này có thể đưa ra chẩn đoán về tình trạng sức khỏe của tim người được kiểm tra.
Sumathipala ước tính hệ thống kiểm tra sức khỏe bằng máy in kim do mình phát triển sẽ chỉ mất khoảng 0,02USD giá thành cho mỗi lần kiểm tra và kết quả sẽ có sau vài phút, thay vì vài ngày như trước đây.
“Có một cảm hứng đặc biệt khi bạn muốn giúp đỡ những người mà mình yêu thương nhất”, Sumathipala cho biết. “Đó là một cảm hứng liên tục và không giới hạn. Loại cảm hứng này đã thúc đẩy tôi vượt qua những đêm trong phòng thí nghiệm, tiếp sức cho tôi sau vô thất bại và ngăn tôi từ bỏ việc mình đang làm”.
Với sản phẩm của mình, Sumathipala là một trong 20 thiếu niên xuất sắc nhất được lọt vào chung kết của Hội chợ Khoa học do Google tổ chức, dành cho thiếu niên từ 13 đến 18 tuổi trên toàn cầu. Google sẽ công bố người chiến thắng vào tháng 9 tới đây, với giải thưởng là học bổng trị giá 50.000USD và một chuyến đi đến quần đảo Galapagos (Ecuador). Những thí sinh xuất sắc lọt vào vòng chung kết cũng sẽ nhận được học bổng trị giá 25.000USD.



Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Hai lúa chế máy đào đất không người lái ở Đồng Tháp: Tiến sĩ ngả mũ?

Từ khi “chào đời”, máy vét mương không người lái của anh hai lúa Võ Văn Phước (ngụ xã Phú Đức, huyện Tam Nông) làm xôn xao làng trên xóm dưới.

Sáng chế độc đáo này đã giúp bà con nông dân trồng lúa tiết kiệm sức lao động và chi phí cho công việc đồng áng.
nông dân, hai lúa, tự chế, máy xúc, máy gặt, Võ Văn Phước, máy phun thuốc, nông-dân, hai-lúa, tự-chế, máy-xúc, máy-gặt, Võ-Văn-Phước, máy-phun-thuốc,
Máy vét mương không người lái của anh Phước
Chế tạo phụ kiện cho máy từ phế liệu ve chai
“Cứ mỗi lần vào vụ làm lúa là phải vét mương tạo rãnh cho mảnh ruộng nhà mình. Mà mỗi lần như thế thì tốn ít nhất cũng vài ngày, người nào nhiều đất thì phải ngốn mất cả tuần. Thế là tui nghĩ sao mình không chế tạo chiếc máy vét mương để bà con nông dân được ngơi tay làm việc khác”, anh Phước trao đổi ý tưởng làm nên máy vét mương.
Để thực hiện ý tưởng, anh Phước tìm đến các cơ sở thu mua ve chai để tìm phế liệu cũ nát làm phụ kiện cho máy vét. Để sản phẩm chào đời, anh Phước phải miệt mài hàn, tiện từng chi tiết nhỏ nhất suốt một tuần tại xưởng cơ khí của một người bạn.
nông dân, hai lúa, tự chế, máy xúc, máy gặt, Võ Văn Phước, máy phun thuốc, nông-dân, hai-lúa, tự-chế, máy-xúc, máy-gặt, Võ-Văn-Phước, máy-phun-thuốc,
Các phụ kiện máy vét mương không người lái của anh Phước được chế tạo từ phế liệu ve chai
Tuy nhiên, khi đưa máy xuống ruộng thử nghiệm thì chỉ chạy được 15 mét rồi tắt lịm, gốc rạ bám đầy mũi khoan. Phải trằn trọc suốt mấy đêm liền, anh Phước nghĩ ra bộ phận tiếp nước.
“Nó sẽ lấy nước trực tiếp từ ruộng và phun trực tiếp vào mũi khoan, lúc này đất đá trôi vào mũi khoan sẽ nhuyễn nhừ trôi hết, không còn gây nghẹt nữa”, anh Phước giải thích.
Máy vét mương có kết cấu khá đơn giản. Phần thân máy như những chiếc máy cày thông thường, phần đuôi gắn với một bộ phận đào đất bao gồm một mũi khoang ở giữa, hai ống phun bùn ở hai bên và một bình bơm nước phụ.
Khi đưa vào vận hành mũi khoang làm nhiệm vụ đào đất và cuộn đất vào bên trong. Áp lực hút vào sẽ ép nước và bùn bắn ra hai bên. Trường hợp lượng nước trên ruộng không đủ để động cơ hoạt động thì máy bơm nước phụ sẽ bổ sung nước cung cấp cho mũi khoang.
nông dân, hai lúa, tự chế, máy xúc, máy gặt, Võ Văn Phước, máy phun thuốc, nông-dân, hai-lúa, tự-chế, máy-xúc, máy-gặt, Võ-Văn-Phước, máy-phun-thuốc,
Hiện chiếc máy của anh được nhiều nông dân và các HTX xung quanh sử dụng
Để tiết kiệm sức lao động, anh Phước tiếp tục cải thiện thành máy không người lái. Để làm được điều đó anh Phước đã chế ra một bánh xe ở giữa và bộ phận nâng bánh. Lúc vận hành bánh giữa sẽ được đưa vào đường mương đóng vai trò như bộ phận dò đường và định hướng cho máy hoạt động. Do đó không cần người lái máy vẫn hì hục làm việc trên đồng.
Ông Mai Tân Tiến, Giám đốc HTX Tân Tiến (Đồng Tháp) cho biết: “Lúc trước mỗi vụ mùa phải mướn công dùng len đào mương, vét rãnh rất tốn công và tiền của. Từ lúc sử dụng cái máy vét mương cải tiến của anh Phước thuận tiện đủ đường, chỉ cần vài ngày là mấy trăm công đất đâu vào đấy”.
Hiện chiếc máy của anh được nhiều nông dân và các HTX xung quanh sử dụng. Hiện trung bình mỗi giờ, máy vét mương của anh Phước có thể đào được hơn 1.000 mét đất, tương đương với 30 đến 40 người lao động đào đất bằng tay. Nhờ những ưu điểm này mà giá thành đào đất cũng chỉ bằng một nửa so với đào bằng thủ công.
Sáng chế xe phun thuốc bằng 7 người làm
Không dừng lại ở máy vét mương không người lái anh Phước còn mày mò để chế ra xe phun thuốc.
nông dân, hai lúa, tự chế, máy xúc, máy gặt, Võ Văn Phước, máy phun thuốc, nông-dân, hai-lúa, tự-chế, máy-xúc, máy-gặt, Võ-Văn-Phước, máy-phun-thuốc,
Máy phun thuốc của anh Phước bằng sức lao động của bảy người làm
Ưu điểm của xe là có thể phun thuốc nhanh, thuốc được trộn đều, phun đều lên lúa. Xe phun thuốc còn ít giẫm lên lúa, giảm thất thoát trong quá trình sản xuất.
nông dân, hai lúa, tự chế, máy xúc, máy gặt, Võ Văn Phước, máy phun thuốc, nông-dân, hai-lúa, tự-chế, máy-xúc, máy-gặt, Võ-Văn-Phước, máy-phun-thuốc,
Nhìn bên ngoài, xe phun thuốc có vẻ cồng kềnh với hai bánh sau khá to nhưng bề mặt tiếp xúc mặt ruộng khoảng một tấc vừa khít với đường rãnh giữa hai cây lúa.
Hai bên là hai cần xịt dài, tổng cộng 20m. Chỉ trong ba giờ hoạt động, xe có thể phun xong 4 ha đất lúa, bằng công bảy người làm việc.
nông dân, hai lúa, tự chế, máy xúc, máy gặt, Võ Văn Phước, máy phun thuốc, nông-dân, hai-lúa, tự-chế, máy-xúc, máy-gặt, Võ-Văn-Phước, máy-phun-thuốc,
Anh Phước nhiều năm liền là nông dân sản xuất giỏi cấp huyện và là "cha đẻ" của nhiều loại máy nông nghiệp
“Cái xe này từ ngày làm đến ngày chạy được là 18 ngày. Hiện giờ nó hoạt động ổn rồi, một ngày có thể phun xịt trên 10 hecta đất ruộng”, anh Phước cho biết.
Trao đổi với chúng tôi, anh Võ Văn Đạt - Chủ tịch xã Phú Đức nhận xét: “Anh Phước nhiều năm liền là nông dân sản xuất giỏi cấp huyện. Thường ngày thấy ảnh hay dành thời gian nghiên cứu mái móc để sáng chế ra những thiết bị nông nghiệp nên người dân địa phương đặt biệt danh nhà sáng chế hai lúa”.



Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Bác sĩ có ''bàn tay vàng'' và công trình sáng tạo y học mang tầm thế giới

Hơn 3.000 bệnh nhân đã từng được mổ bằng phương pháp nội soi tuyến giáp, hàng trăm lượt bác sỹ khắp nơi trên thế giới đến Việt Nam để học hỏi kinh nghiệm.




PGS.TS Trần Ngọc Lương - người "sáng tạo" ra phương pháp mổ này vẫn còn nhớ như in từng bước khó khăn trong việc tìm tòi ra cách thức mổ ưu việt nhất không để lại sẹo, không mất nhiều thời gian.
Trả ơn thầy đã hun đúc... tương lai
Trong căn phòng nhỏ chưa đầy 15m2 nằm khiêm tốn trên tầng 3 của bệnh viện, PGS.TS Trần Ngọc Lương - Phó giám đốc kiêm Trưởng khoa Ngoại - BV Nội tiết Trung ương càng khiêm nhường hơn khi ngồi lọt thỏm giữa không gian chật kín tư liệu, bệnh án… được chất chồng trên bàn làm việc, kệ sách.
Trò chuyện với chúng tôi, PGS.TS Trần Ngọc Lương nhắc nhiều đến hai người thầy ngoại quốc của mình. Với ông, đó là những người hun đúc cho ông sự nhiệt huyết, đam mê máu lửa đối với nghề. Để đáp lại ơn thầy, BS Lương đã sáng tạo ra kỹ thuật mổ nội soi tuyến giáp và được mệnh danh là một trong những "bàn tay vàng" trong ngành Y Việt Nam.
PGS.TS Trần Ngọc Lương chia sẻ, trước khi nhận công tác ở BV Nội tiết Trung ương, ông đã từng "đầu quân" tại khoa Ngoại - BV Bạch Mai. 
Năm 1996, ông được bệnh viện cử sang Pháp học kỹ thuật mổ nội soi ổ bụng với GS Michel Vankemmel (đại học Lille). Khi ấy, khoa phẫu thuật tiêu hóa sát nách khoa phẫu thuật nội tiết, BS Lương có cơ duyên tiếp xúc với GS Charle Proye (Chủ tịch hội Nội tiết Thế giới lúc bấy giờ - PV). Ngoài thời gian học tập chính cùng với GS Venkemell, BS Trần Ngọc Lương được thầy Proye truyền thụ các kiến thức về tuyến giáp.
Theo lời kể của PGS.TS Trần Ngọc Lương, sau khoá học tại đại học Lille, ông trở về làm việc tại BV Bạch Mai chuyên mổ nội soi ổ bụng. Đến năm 2001, ông được mời sang bệnh viện Nội tiết mở và điều hành khoa Ngoại. Một năm sau đó, khoa Ngoại - BV Nội tiết Trung ương đi vào hoạt động.
Khi ấy, BS Trần Ngọc Lương bắt đầu mổ tuyến giáp bằng những kỹ thuật truyền thống cùng với sự mày mò sáng tạo đã cho ra đời kỹ thuật riêng về mổ mở (mổ mở không khâu và phẫu thuật nội soi tuyến giáp - PV) cải tiến rất nhiều so với kỹ thuật mổ mở truyền thống mà ông đã được học ở Pháp.

   Việt Nam 'xuất khẩu' kỹ thuật mổ nội soi - Ảnh 1PGS.TS Trần Ngọc Lương được ví là người "xuất khẩu" kỹ thuật mổ nội soi tuyến giáp ra các nước. Ảnh Đ.T
PGS.TS. Trần Ngọc Lương cho hay, trước đây, khi chưa có kỹ thuật mổ nội soi, mỗi lần phẫu thuật tuyến giáp, các bệnh nhân nữ rất tự ti với các vết sẹo dài ở cổ. Họ phải tìm mọi cách để che đi khuyết điểm của mình, thậm chí chấp nhận chi từ 6.000- 10.000 USD để xuất ngoại phẫu thuật. 
Chứng kiến và ám ảnh với những nỗi khổ của bệnh nhân, BS Lương đã nhiều đêm thức trắng, trăn trở với câu hỏi: "Tại sao lại không áp dụng kỹ thuật mổ nội soi trong việc điều trị các bệnh tuyến giáp?". 
Cuối cùng, ông cũng "đánh liều" áp dụng những kiến thức y học đã được tiếp thu từ hai người thầy của mình, bắt đầu tìm ra con đường mới trong phẫu thuật tuyến giáp. Ông bảo rằng: "Có lẽ niềm vui lớn nhất cuộc đời tôi cũng chính là được tự khẳng định mình và có cơ duyên "xuất khẩu" kỹ thuật mổ nội soi tuyến giáp ra các nước".
"Xuất khẩu" kỹ thuật mổ nội soi
Nói về kỹ thuật mổ nội soi mà ông đã dày công đã sáng tạo ra, PGS.TS Trần Ngọc Lương vui lắm. Ông bảo rằng, ngoài bướu cổ, đến nay tất cả các bệnh lý tuyến giáp, trong đó có cả bệnh nhân ung thư tuyến giáp di căn hạch đã được phẫu thuật bằng nội soi. 
Theo PGS.TS Trần Ngọc Lương, tuyến giáp nằm ở cổ không có khoang sẵn như khoang ngực, khoang bụng, vì thế để lấy được các khối u, bác sỹ phải tạo ra được "khoang làm việc" ở vùng cổ. 
Tuy nhiên, do tuyến giáp có liên quan mật thiết đến dây thần kinh nói và tuyến cận giáp (tuyến điều hòa canxi trong cơ thể - PV) nên việc mổ cắt tuyến giáp bằng nội soi không đơn giản. 
Để khắc phục, ông sáng tạo kỹ thuật dùng khí CO2 để tạo khoang làm việc sau khi bóc tách các thành phần dưới da, đồng thời bộc lộ tuyến giáp theo cách riêng của chính mình đã làm cho việc xử lý thương tổn bên trong cũng an toàn và thuận lợi hơn. 
Ưu điểm của phương pháp tạo khoang này là đơn giản, dễ làm, việc tiếp cận tuyến giáp để xử lý các thương tổn bên trong cũng an toàn và thuận lợi hơn.
PGS.TS Trần Ngọc Lương vẫn nhớ như in ca mổ đầu tiên mà ông đã áp dụng kỹ thuật mổ nội soi. Công việc đầu tiên là chọn bệnh nhân vì đây là kỹ thuật mới buộc lòng ông chỉ có thể chọn bệnh nhân có đường kính bướu cổ 2 - 3cm.
Hôm đó, phải mất đến 3 giờ đồng hồ phẫu thuật, ca mổ thành công ngoài mong đợi. Từ đó đến nay, bệnh viện Nội tiết Trung ương đã phẫu thuật nội soi thành công cho hơn 3.000 ca bệnh về tuyến giáp. "Với tôi, đó là niềm hạnh phúc lớn nhất không có bút nào tả xiết", PGS. Lương nói.
PGS.TS Trần Ngọc Lương chia sẻ, nếu như trước kia theo phương pháp cũ vết sẹo sẽ dài 8 - 12cm ở cổ thì nay dùng phương pháp nội soi chỉ còn hai vết sẹo nhỏ 1cm ở nách và ngực, hơn nữa thời gian nằm viện chỉ còn 2 - 3 ngày chứ không kéo dài cả tuần như thông thường. Điều quan trọng, thời gian mổ chỉ mất 30 phút.
PGS.TS Trần Ngọc Lương vui vẻ nói: "Năm 2012, tôi đã tham gia thuyết trình về phẫu thuật tuyến giáp không khâu và phẫu thuật nội soi tuyến giáp tại Hội nghị phẫu thuật nội tiết châu Á - Thái Bình Dương tổ chức tại Singapore. 
Đến nay đã có 170 giáo sư, bác sĩ ở các nước sang đây học hỏi kinh nghiệm về kỹ thuật mổ nội soi tuyến giáp. Tôi cũng đã tham gia báo cáo khoa học ở một số hội nghị khác và được mời giảng dạy tại các trường đại học của Thái Lan, Malaysia, Úc, Singapore, Inđônêxia, Ấn Độ, Siri…".
PGS.TS Trần Ngọc Lương cho biết, tháng 7 tới, ông sẽ sang ba bệnh viện thuộc ba trường đại học tại Băng- Cốc (Thái Lan) để giảng về kỹ thuật mổ nội soi này. Sau đó một tháng, ông cũng có bài giảng tại một trường đại học ở Ấn Độ. Với ông, việc "xuất ngoại" kỹ thuật mổ tuyến giáp chỉ giản đơn là mang đến cho bệnh nhân cơ hội điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Vinh danh 10 thành tựu y học Việt Nam nổi bật
Những năm gần đây, phẫu thuật nội soi được các bác sỹ của Việt Nam ứng dụng điều trị hiệu quả nhiều loại bệnh, ở một số lĩnh vực thậm chí đi đầu trong khu vực như nội soi ổ bụng, xương khớp, lồng ngực... PGS.TS Trần Ngọc Lương là người tiên phong trong lĩnh vực trên và đã có sáng kiến sử dụng kỹ thuật nội soi để mổ tuyến giáp không để lại sẹo. Ngày 23/2/2012, nhân dịp 57 năm ngày "thầy thuốc Việt Nam", bộ Y tế đã tôn vinh 10 thành tựu y học Việt Nam nổi bật nhất (trong 5 năm) trong đó có công trình của PGS.TS Trần Ngọc Lương.

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons